Đối tượng nào được bảo hộ quyền tác giả và đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo hộ quyền tác giả cho nhóm đối tượng nhất định. Trong bài viết này, Luật Vũ Lê sẽ làm rõ các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả và những đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ theo quy định của pháp luật.

unnamed

(sưu tầm)         

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả?

            Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022) (sau đây gọi tắt là “Luật SHTT”) quy định đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

            Điều 14 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả cụ thể như sau:

            “1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

            a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

            b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

            c) Tác phẩm báo chí;

            d) Tác phẩm âm nhạc;

            đ) Tác phẩm sân khấu;

            e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

            g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

            h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

            i) Tác phẩm kiến trúc;

            k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

            l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

            m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

            2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

…”

quyen tac gia HPT consulting

(sưu tầm)           

Đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

            Theo quy định tại Điều 15 Luật SHTT được quy định chi tiết bởi Điều 8 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 của Chính phủ, ba đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.
  • Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Các đối tượng này được hiểu như sau:
  • Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;
  • Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;
  • Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;
  • Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;
  • Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.

Quý khách tham khảo thêm các bài viết khác về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung và lĩnh vực Quyền tác giả nói riêng tại Mục Hỏi đáp trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê: