Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sức khỏe cộng đồng và uy tín kinh doanh. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay gọi đầy đủ là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (sau đây gọi tắt là “GCN VSATTP”) được xem như tấm “giấy thông hành” giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm và tôn trọng quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều bắt buộc xin GCN VSATTP. Vậy, những trường hợp nào cần phải xin giấy chứng nhận này?

(sưu tầm)
I. Quy định pháp luật về GCN VSATTP
GCN VSATTP là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các điều kiện của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm …. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đó phải đáp ứng đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đồng thời phục vụ công tác quản lý của Nhà nước về thực phẩm.
Theo Điều 11 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm, GCN VSATTP được quy định là điều kiện bắt buộc đối với nhiều loại hình kinh doanh thực phẩm.
II. Các trường hợp phải xin GCN VSATTP
Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp thuộc Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP như được liệt kê dưới đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP),Hệthống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy, trừ các trường hợp đã nêu trên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
Quý khách tham khảo thêm các bài viết khác về lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm tại Mục Hỏi đáp trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê:
- Địa chỉ: Tầng 2 số 11 Lô 6 Khu đô thị Đền Lừ II, phường Tương Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 034 430 8228
- Zalo: Công ty Luật TNHH Vũ Lê
- Facebook: Luật Vũ Lê