Nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá tổ chức, cá nhân khác nhau”. Không chỉ vậy, qua quá trình sản xuất, kinh doanh và tạo dựng tên tuổi cho doanh nghiệp, nhãn hiệu của doanh nghiệp sẽ trở thành một trong những tài sản vô hình giá trị . Vì thế, mặc dù pháp luật quy định không bắt buộc nhưng cá nhân, tổ chức khi sở hữu nhãn hiệu thì nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ để đảm bảo những lợi ích về lâu dài cho doanh nghiệp.

(sưu tầm)
1. Xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm
Khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Giấy tờ này giúp nhãn hiệu của cá nhân, doanh nghiệp chủ sở hữu được pháp luật bảo hộ đối với quyền sử dụng nhãn hiệu đó. Chủ sở hữu sẽ có toàn quyền thực hiện các hoạt động phát triển danh tiếng của mình trên thị trường
Song song với đó, chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình như: áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vu xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý ành vi xâm phạm theo quy định; Khởi kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tạo độ nhận diện, nâng tầm giá trị và khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu giúp nhãn hiệu được nhận diện tốt hơn trên thị trường thông qua việc phân biệt được nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác. Khi đã tạo được độ nhận diện của nhãn hiệu, có sức ảnh hưởng và thu hút nhiều đối tượng thì các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể khai thác giá trị thương mại của nhãn hiệu bằng cách chuyển giao quyền sử dụng hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình.
3. Bảo hộ nhãn hiệu góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng
Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa được xem là biện pháp pháp lý hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ nhãn hiệu hàng hóa trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng của các thương hiệu đã có tiếng trên thị trường. Bảo hộ nhãn hiệu đảm bảo cho những nhà sản xuất đầu tư thời gian, công sức thức chất cho các sản hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu của mình đồng thời ngăn chặn sản phẩm của những kẻ làm nhái, làm giả được mang thương hiệu nổi tiếng bỏ qua đầu tư về tài chính, thời gian, bán với giá rẻ đẻ cạnh tranh với những sản phẩm đã có tên tuổi. Bảo hộ nhãn hiệu vì thế tạo nên sân chơi lành mạnh giữa những nhà sản xuất, nhà kinh doanh với những sản phẩm trí tuệ thực sự.
Khi có môi trường cạnh tranh lành mạnh, thì quyền lợi của người tiêu dùng cũng sẽ được đảm bảo hơn. Người tiêu dùng vốn chủ yếu đưa ra quyết định lựa chọn dựa trên kinh nghiệm tiêu dùng, là sự hiểu biết và tin tưởng của họ về các nhãn hiệu hàng hóa khác nhau của cùng một loại hàng hóa, dịch vụ. Không phải tất cả trong số họ đều có đủ kỹ năng, kiến thức và tỉnh táo để có thể phân biệt được các hàng hóa mang nhãn hiệu thật với những sản phẩm làm nhái, làm giả đầy tinh vi như hiện nay. Khi đó, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là công cụ hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng khi đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giúp người tiêu dùng thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo sợ khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ không cần tiêu tốn quá nhiều thời gian cho việc lực chọn sản phẩm có chất lượng trong thời đại nhịp sống nhanh, số giờ làm việc đã tốn phần lớn thời gian trong ngày.
Quý khách tham khảo thêm các bài viết khác về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung và lĩnh vực Bảo hộ thương hiệu nói riêng tại Mục Q&A trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê:
- Địa chỉ: Tầng 2 số 11 Lô 6 Khu đô thị Đền Lừ II, phường Tương Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 034 430 8228
- Zalo: Công ty Luật TNHH Vũ Lê
- Facebook: Luật Vũ Lê