,

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ?

Mô hình kinh doanh nhỏ là gì?

Mô hình kinh doanh nhỏ có thể hiểu chung là hoạt động kinh doanh với số vốn nhỏ, không có nhiều nhân sự, tập trung vào một hành nghề kinh doanh nhất định.

Dưới góc độ pháp lý, kinh doanh nhỏ có thành lập doanh nghiệp đã được pháp luật doanh nghiệp thừa nhận bằng các quy định về doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp. Từ các quy định này, có thể cụ thể hơn về các yếu tố của mô hình kinh doanh nhỏ dưới góc độ pháp lý. 

bi quyet bat dau kinh doanh nho le tai nha thanh cong 1 e1510735828564

(sưu tầm)

Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA quy định tiêu chí doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp 

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người. Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.

Bên cạnh các quy định của pháp luật về số lượng lao động, tổng vốn hay doanh thu thì mô hình kinh doanh nhỏ cũng có những đặc điểm đặc thù thường được nhắc đến khác.

Thứ nhất, người sáng lập/ chủ sở hữu sẽ đồng thời là người điều hành và quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. Thông thường, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ có một người điều hành chính chủ yếu thực hiện phần lớn quyết định kinh doanh quan trọng. Những người chủ này có sẽ có xu hướng không ủy quyền quyết định, vì chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ sẽ xác định một tầm nhìn riêng của mình về cách hoạt động, phương hướng của doanh nghiệp cũng như tự mình điều hành để giảm thiểu chi phí thuê nhân sự.

Thứ hai, tuyển dụng ít chuyên gia. Hầu hết các mô hình kinh doanh nhỏ hoạt động theo hình thức doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ không thuê chuyên gia để xử lý các nhiệm vụ cụ thể, chủ yếu do hạn chế ngân sách. Người có kinh nghiệm kỹ thuật cao nhất trong công ty thường là chủ sở hữu và số ít các cộng sư, các nhiệm vụ chuyên môn bổ trợ cho hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như kế toán và pháp lý, thường sẽ thuê các bên cung cấp dịch vụ tương ứng thay vì thuê nhân sự toàn thời gian trong công ty.

Thứ ba, mô hình kinh doanh nhỏ thường gắn với những người, nhóm người bắt đầu tự mình kinh doanh, bắt đầu chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới và thường được gắn với cụm từ quen thuộc là “khởi nghiệp” (startup; start-up). Nhiều startups bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Vì số vốn tự thân sẽ hạn nên cần có các kênh huy động vốn, thông thường sẽ gọi vốn cộng đồng (crowdfunding). từ các Nhà đầu tư thiên thần (Angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital), từ các tổ chức tín dụng. Việc gọi vốn đầu tư sẽ yêu cầu về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như việc tách bạch tài sản của người sáng lập/ chủ sở hữu với tài sản của doanh nghiệp.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ

Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập là câu hỏi không thể thiếu của phần lớn các tổ chức, cá nhân khi bắt đầu kinh doanh với mô hình kinh doanh nhỏ. Bởi lẽ việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp không chỉ chi phối đến cơ chế quản trị mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả và an toàn của hoạt động kinh doanh. Với các đặc điểm về mô hình kinh doanh nhỏ đã trình bày ở phần trên thì mô hình doanh nghiệp phù hợp sẽ là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm tài sản được giảm thiểu trong phạm vi tài sản của công ty, những vần đề về quyền quyết định sẽ dựa trên phần vốn góp hay số cổ phần mà thành viên nắm giữ, như vậy chủ sở hữu, nhà sáng lập có thể linh động, suy xét kĩ để đưa ra quyết định trước khi bán cổ phần hay cho thêm thành viên góp vốn vào để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, các bước thành lập công ty TNHH tại Việt Nam theo quy định của pháp luật khá đơn giản, mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý của loại hình này lại gọn nhẹ, phù hợp với những mô hình kinh doanh nhỏ khi chủ sở hữu, người sáng lập phải tập trung nhiều vào các hoạt động kinh doanh, phát triển công ty hơn là hoạt động quản trị, điều hành.

Hiện nay, với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, cũng như nhằm tạo những bước khởi đầu thuận lợi cho việc bắt đầu kinh doanh, các chuyên gia về kinh tế cũng như pháp luật khuyên những người mới khởi nghiệp nên chọn một trong hai loại hình là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Trước tiên, nên bắt đầu kinh doanh nhỏ với việc thành lập doanh nghiệp theo mô hình công ty TNHH. Khi đã phát triển tốt, xác định đi được đúng hướng hay nhận được tiền đầu tư, có thể chuyển đổi doanh nghiệp của mình sang hình thức công ty cổ phần để huy động và tăng vốn hiệu quả hơn.

Tại sao không lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh khi kinh doanh nhỏ

Trong mô hình kinh doanh nhỏ với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chủ sở hữu đa phần sẽ không có đủ nguồn lực về vốn để duy trì hoạt động trong thời gian dài cũng như để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế thường phát sinh nhu cầu tìm kiếm, thu nhận vốn đầu tư tư bên ngoài. Tuy vậy, nếu lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì việc huy động động vốn sẽ gặp phải những rào cản nhất định.

Khi lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân thì đồng nghĩa với việc tuy rằng chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này đó là doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn (không chỉ tài sản của doanh nghiệp mà tất cả tài sản của chử sở hữu) đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp,  doanh nghiệp tư nhân cũng không có quyền phát hành bất cứ loại chứng khoán nào dẫn đến việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị hạn chế.

Đối với công ty hợp danh, công ty hợp danh có quy định về thành viên góp vốn nhưng thành viên này chỉ chịu trách nhiệm với tài sản mình đã góp vì ngay cả công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu hay thành viên sở hữu đều phải chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình, như vậy rủi ro liên quan đến phần trách nhiệm chịu thiệt hại này cũng sẽ là vấn đề cần cân nhắc kỹ của những người bắt đầu kinh doanh nhỏ khi lựa chọn mô hình doanh nghiệp này.

Quý khách tham khảo thêm các bài viết khác về lĩnh vực Doanh nghiệp tại Mục Q&A trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê: