,

Một số vấn đề liên quan tài sản chung thường gặp khi thực hiện thủ tục ly hôn

  1. Giải quyết quan hệ hôn nhân trước rồi giải quyết tài sản chung sau có được không?

Bên cạnh vấn đề quyền nuôi con, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là việc không thể tránh khỏi. Việc phân chia tài sản chung vợ chồng có thể được giải quyết theo thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo quyết định của tòa án. Hai vợ chồng hoàn toàn có quyền yêu cầu phân chia tài sản ngay trong đơn ly hôn. Ngược lại, nếu trong đơn không đề cập đến vấn đề này thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung vợ chồng. Do đó, dù đã ly hôn, các bên có thể thỏa phân chia tài sản sau đó hoặc nếu có yêu cầu hoặc tranh chấp về tài sản chung thì một trong hai bên hoặc cả hai bên đều có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung (tách ra thành một vụ án/việc dân sự riêng biệt) hay nói cách khác có thể ly hôn trước và chia tài sản sau.

quy dinh chia tai san chung cua vo chong la nha dat khi ly hon

(sưu tầm)

  1. Việc chia tài sản sau ly hôn có cần dựa trên nguyên tắc nào không?

Chia tài sản sau ly hôn cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Đối với tài sản riêng của vợ hoặc tài sản riêng của chồng thì sẽ thuộc về quyền sở hữu riêng của người đó;

– Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia bằng hiện vật, nếu như không chia bằng hiện vật thì sẽ chia theo giá trị của tài sản, bên nào nhận tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần tài sản mà mình được hưởng trên thực tế thì sẽ phải có trách nhiệm thanh toán cho bên còn lại phần chênh lệch;

– Phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của vợ và con chưa thành niên, những đối tượng được xác định là con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không thể tự nuôi sống chính mình;

– Tài sản chung của vợ chồng sau thời kỳ hôn nhân về bản chất sẽ được chia đôi, nhưng cần phải xem xét đến 04 yếu tố tính tỷ lệ tài sản được chia, bao gồm: (i) Hoàn cảnh của gia đình và hoàn cảnh của vợ chồng trên thực tế; (ii) Công sức đóng góp của vợ chồng trong quá trình duy trì và phát triển khối tài sản chung đó, lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; (iv) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong quá trình sản xuất và hoạt động nghề nghiệp để các bên có thể có điều kiện thuận lợi tiếp tục lao động tạo ra thu nhập cho bản thân; (v) Xem xét đến lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

  1. Việc phân chia tài sản sau ly hôn có thể được thực hiện bằng những cách nào?

Có hai cách để phân chia tài sản sau ly hôn. Cách thứ nhất, vợ chồng tự phân chia tài sản chung sau khi đã giải quyết ly hôn tại toà án. Cách thứ hai, yêu cầu Toà án công nhận việc phân chia hoặc giải quyết việc phân chia tài sản chung sau ly hôn tại Toà án.

  1. Sau khi ly hôn, nếu muốn tự phân chia tài sản chung thì phải thực hiện như thế nào?

Sau khi ly hôn, hai vợ chồng cũ muốn tự phân chia tài sản chung thì cần thực hiện ký kết văn bản thỏa thuận phân chia tài sản sau thời kỳ hôn nhân có công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Ly hon chia tai san

(sưu tầm)

  1. Nếu không thể tự phân chia tài sản chung thì giải quyết như thế nào?

Nếu hai vợ chồng cũ đã nhiều lần áp dụng phương thức hòa giải và thỏa thuận nhưng vẫn không đạt được tiếng nói chung thì một bên hoặc hai bên sẽ chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền đề nghị phân chia tài sản. Đây được coi là phương án cuối cùng khi đã thực hiện hoạt động thỏa thuận nhiều lần nhưng không được.

Thẩm quyền của tòa án trong quá trình giải quyết yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trường hợp nếu tài sản có bất động sản thì việc phân chia tài sản chung sau ly hôn không có quan hệ tranh chấp hôn nhân và nuôi con chung thì thẩm quyền giải quyết rất thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.

  1. Hồ sơ chia tài sản chung sau khi ly hôn nộp cho toà án cần có những tài liệu, giấy tờ gì?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng với Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014, hồ sơ chia tài sản chung sau khi ly hôn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn;
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu ly hôn;
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản chung và tài sản riêng của cả hai bên;
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung của vợ chồng.
  1. Giải quyết chia tài sản chung sau khi ly hôn tại toà án sẽ mất bao nhiêu thời gian?

Thời gian giải quyết chia tài sản chung sau khi ly hôn của vợ chồng là 04 tháng tại cấp sơ thẩm theo Điểm a Khoản 1 Điều 203 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 và có thể gia hạn thêm 02 tháng nếu vụ án phức tạp. Tại cấp phúc thẩm, thời hạn giải quyết chia tài sản sau khi ly hôn là 03 tháng, có thể gia hạn thêm 01 tháng theo Khoản 1 Điều 186 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

Quý khách tham khảo thêm các bài viết liên quan về những vấn đề pháp lý liên quan thủ tục ly hôn nói riêng và lĩnh vực Hôn nhân và gia đình nói chung tại Mục Q&A trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê: