,

Người nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục gì?

Với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể chính thức tham gia thị trường này, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cần hiểu rõ các quy định pháp luật và thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo luật pháp Việt Nam.

Dinh nghia FDI

(sưu tầm)

  1. Các hình thức đầu tư vào Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài

Điều 21 Luật đầu tư 2020 số 61/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021 (sau đây gọi tắt là “Luật Đầu tư”) quy định về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
  • Thủ tục đầu tư vào Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Thủ tục đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 63 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết Luật Đầu tư (“Nghị Định 31”) được chia thành 02 trường hợp: trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới và trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.

So do tong quat quy trinh dau tu vao VN PhongPartners Law firm 1

(sưu tầm)

Trường hợp 1: Thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục sau:

Bước 1: Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới;  

Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư mới.

Trường hợp 2: Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện 02 bước:

Bước 1: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư nhận chuyển nhượng.

  • Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Theo khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư, nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.”

Nhà đầu tư nếu không thuộc một trong các trường hợp như trên thì thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

  • Thủ tục thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam

Thủ tục thực hiện dự án đầu tư tại việt nam đối với nhà đầu tư nước ngoài gồm 4 bước:

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị hồ sơ lập dự án đầu tư

Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu cần)

Một số dự án đầu tư phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi tiến hành. Thẩm quyền xét duyệt tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực của dự án.

Bước 3: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để được phép thực hiện dự án.

Bước 4: Thực hiện các thủ tục liên quan và đăng ký doanh nghiệp (nếu cần)

hop dong bcc la gi 0809091055

(sưu tầm)

  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Vì vậy, hình thức này tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư và thủ tục pháp lý cũng đơn giản hơn.

Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài và đối tác sẽ ký kết BCC với các nội dung được quy định tại điều 28 Luật Đầu tư.

Bước 2: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với hình thức đầu tư thông qua hợp đồng BCC.

Đầu tư vào Việt Nam là một cơ hội lớn nhưng cũng đi kèm với những thách thức nhất định. Để thành công, các nhà đầu tư cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu kỹ về pháp luật và có sự hỗ trợ của các chuyên gia. Hy vọng bài viết này giúp Quý khách hiểu rõ hơn về các thủ tục cần thực hiện khi đầu tư vào Việt Nam.

Quý khách tham khảo thêm các bài viết khác về lĩnh vực Đầu tư tại Mục Q&A trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê: