,

Thủ tục cấp VISA lao động cho người nước ngoài?

  1. Các loại VISA lao động tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam không có khái niệm Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể hiểu đây là một loại thị thực dành cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam với ký hiệu LĐ1 và LĐ2  

  • Thị thực ký hiệu LĐ1 là một loại thị thực có thời hạn tối đa là 01 năm (12 tháng), được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  • Thị thực ký hiệu LĐ2 là một loại thị thực có thời hạn tối đa là 01 năm (12 tháng), được cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
visa lao dong cho nguoi nuoc ngoai

(sưu tầm)

2. Thủ tục cấp Visa lao động cho người nước ngoài

Theo quy định tại Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ngày 16/06/2014 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 51/2019/QH14 ngày 25/11/2019 và quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2015/TT-BCA ngày 06/7/2015, thủ tục xin cấp thị thực lao động như sau:

Bước 1: Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời bảo lãnh phải gửi văn bản thông báo kèm theo hồ sơ cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.

Chuẩn bị hồ sơ xin Công văn nhập cảnh cho người nước ngoài

  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, công ty bảo lãnh.
  • Bản sao hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn theo quy định.
  • Đơn xin công văn  nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam theo mẫu NA2.
  • Đơn đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan Xuất nhập cảnh theo mẫu NA16.
  • Sao y công chứng văn bản xác nhận miễn GPLĐ.
  • Giấy giới thiệu người đi nộp hồ sơ (nếu có).
  • Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu.

Bước 2: Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định của pháp luật.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

Bước 4: Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

Quý khách tham khảo thêm các bài viết liên quan tại Mục Q&A trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê: