,

Vì sao quyền tác giả trở thành vũ khí đắc lực trong cuộc chiến chống đạo nhái?

Kỷ nguyên số đang làm thay đổi cách chúng ta tiếp cận tri thức, giải trí và sinh hoạt, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19. Khi các hoạt động chuyển dần lên không gian mạng, nền tảng số trở thành mảnh đất màu mỡ để chia sẻ và sáng tạo nội dung.

Tuy nhiên, cùng với cơ hội tiếp cận công chúng là nguy cơ vi phạm bản quyền gia tăng, khi các tác phẩm dễ dàng bị sao chép, chia sẻ trái phép trên quy mô lớn. Trong bài viết dưới đây, Luật Vũ Lê sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn về các vấn đề quan trọng xoay quanh việc bảo hộ quyền tác giả, một yếu tố then chốt để bảo vệ thành quả sáng tạo trong thời đại số.

20201013 5f85f00f37069 1

(sưu tầm)

  1. Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả?

            Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả không chỉ giúp xác định rõ ràng quyền lợi hợp pháp của tác giả, mà còn bảo vệ tác phẩm khỏi hành vi sao chép, xâm phạm trái phép. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường số, nơi mà việc sao chép và lan truyền tác phẩm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

            Theo khoản 2 Điều 4 LSHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

  • Đối tượng nào được đăng ký quyền tác giả? Đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

            Quyền tác giả bảo vệ các tác phẩm sáng tạo, nhưng không phải tất cả các tác phẩm đều được bảo hộ. Trong câu hỏi này, chúng ta sẽ làm rõ các đối tượng tác phẩm được phép đăng ký quyền tác giả và những tác phẩm nào không thuộc phạm vi bảo hộ theo quy định của pháp luật.

images 1 1

(sưu tầm)

* Đối tượng nào được đăng ký quyền tác giả

            Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

(Khoản 1 Điều 3 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019))

*Đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

            03 đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

– Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.

– Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu được hiểu như sau:

+ Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;

+ Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;

+ Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;

+ Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;

+ Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.

(Điều 15 LSHTT 2005, Điều 8 NĐ 17/2023/NĐ-CP)

phan biet tac gia va chu so huu quyen tac gia 1

(sưu tầm)

  • Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là gì? Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có những quyền gì theo quy định của pháp luật?

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả thường bị nhầm lẫn, dù họ có những quyền lợi và trách nhiệm khác nhau đối với tác phẩm. Câu hỏi này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa tác giả và chủ sở hữu, đồng thời giải thích các quyền lợi mà họ được pháp luật công nhận.

Theo khoản 1 Điều 13 LSHTT 2005, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 Luật SHTT 2005.

Như vậy, tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm) và chủ sở hữu quyền tác giả là những cá nhân, tổ chức được bảo hộ quyền quyền tác giả.

*Phân biệt Tác giả và CSH quyền tác giả:

 Tác giảChủ sở hữu quyền tác giả
Khái niệmTác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả. (Điều 12a LSHTT sửa đổi 2022.)CSH quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định  (Điều 20 của Luật SHTT 2005.)
Các quyền được hưởng– Đặt tên cho tác phẩm; – Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; – Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm – Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. (Điều 19 Luật SHTT 2005)– Làm tác phẩm phái sinh; – Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; – Sao chép tác phẩm; – Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; – Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; – Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. (Điều 20 Luật SHTT 2005)   Lưu ý: Trong một số trường hợp, CSH quyền tác giả có thêm một phần quyền nhân thân là quyền “Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” (Điều 39 Luật SHTT 2005)

Quý khách tham khảo thêm các bài viết khác về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung và lĩnh vực Quyền tác giả nói riêng tại Mục Q&A trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê: