So sánh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

I. Điểm giống nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  1. Đều có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  2. Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên đều có thể là tổ chức hoặc cá nhân là thành viên góp vốn.
  3. Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  4. Cả hai loại hình công ty đều được phát hành trái phiếu để huy động vốn khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định của pháp luật.

II. Điểm khác nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Tiêu chíCông ty TNHH 1 thành viênCông ty TNHH 2 thành viên trở lên
Về số lượng thành viênChỉ có 1 thành viên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.Có 2 thành viên đến tối đa 50 thành viên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Trách nhiệm về các khoản nợ và tài sản khácChủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chứcTrường hợp cá nhân là chủ sở hữu: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Trường hợp tổ chức làm chủ sở hữu: + Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; + Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Quyền quyết địnhChủ sở hữu công ty có quyền quyết địnhHội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty. Các quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức biểu quyết tại cuộc họp, theo tỷ lệ biểu quyết được quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo quy định của pháp luật trong trường hợp Điều lệ không quy định.
Hình thức tăng vốn điều lệChủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác (công ty phải chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).Tăng vốn góp của thành viên;Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.  
Hình thức giảm vốn điều lệHoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ nếu doanh nghiệp đã hoạt động trên 02 năm kể từ ngày thành lập;Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạnHoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ nếu doanh nghiệp đã hoạt động trên 02 năm kể từ ngày thành lập;Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên;Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Về chuyển nhượng vốn gópChủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty.Thành viên của công ty muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại. Các thành viên còn lại có quyền ưu tiên mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày chào bán và sau đó nếu các thành viên còn lại không mua, thành viên đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào bán cho các thành viên còn lại.

Quý khách tham khảo thêm các bài viết liên quan tại Mục Bài viết pháp lý trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê: