Trong các bài viết khác của chúng tôi, chúng tôi đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Các đối tượng được và không được bảo hộ, cũng như những quyền mà tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật quy định, đã được đề cập. Tuy nhiên, không phải lúc nào các quy định về việc bảo hộ quyền tác giả cũng được tôn trọng và tuân thủ.
Hiện nay, các hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng phổ biến, đặc biệt trong thời đại số hóa và internet trở nên phổ biến. Vậy, khi quyền tác giả bị xâm phạm, chúng ta cần làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?

(sưu tầm)
I. Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả
Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
- Xâm phạm quyền nhân thân: Quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Xâm phạm quyền tài sản: Quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Không thực hiện nghĩa vụ: Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tại các Điều 25, 25a, và 26 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Hủy bỏ hoặc vô hiệu biện pháp công nghệ: Cố ý phá vỡ biện pháp công nghệ bảo vệ quyền tác giả nhằm thực hiện hành vi vi phạm.
- Sản xuất, phân phối thiết bị hỗ trợ vi phạm: Sản xuất, kinh doanh, hoặc cung cấp thiết bị, linh kiện, dịch vụ nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ bảo vệ quyền tác giả.
- Xóa hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền: Cố ý xóa, gỡ bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép, dẫn đến xâm phạm quyền tác giả.
- Phân phối hoặc cung cấp bản sao bất hợp pháp: Phát hành, nhập khẩu, cung cấp bản sao tác phẩm khi biết thông tin quản lý quyền đã bị thay đổi hoặc xóa trái phép.
- Không thực hiện nghĩa vụ miễn trừ trách nhiệm: Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian theo khoản 3 Điều 198b của Luật Sở hữu trí tuệ.

II. Các bước xử lý khi bị xâm phạm quyền tác giả
Theo Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, tùy mức độ vi phạm. Cơ quan có thẩm quyền cũng có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp hoặc kiểm soát hàng hóa liên quan khi cần thiết. Để bảo vệ quyền lợi của mình, cá nhân và tổ chức cần nắm rõ các bước xử lý như sau:
Bước 1. Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả:
Xem xét dấu hiệu vi phạm: Tác phẩm của bạn có bị sao chép, sửa đổi, phân phối trái phép, sử dụng mà không xin phép,…hoặc có bất kỳ hành vi nào vi phạm quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ xảy ra tại Việt Nam.
Thu thập chứng cứ: Ghi nhận lại các bằng chứng như bản sao, ảnh chụp màn hình, liên kết tới nội dung vi phạm….
Bước 2: Liên hệ đối tượng vi phạm:
Chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tác giả có thể gửi văn bản thông báo về hành vi vi phạm đối với tác phẩm của cá nhân/tổ chức thực hiện hành vi vi phạm. Khi đã được thông báo mà cá nhân/tổ chức đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm, tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả báo cho cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh làm rõ sai phạm đó.
Bước 3. Yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật: (sưu tầm)
– Liên hệ với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, đính kèm bằng chứng và yêu cầu xử lý hành chính hoặc hình sự đối với hành vi vi phạm.
– Khởi kiện: Trong trường hợp việc thương lượng, hoà giải về vấn đề dân sự không thành công, tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả có thể khởi kiện vụ việc ra tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Yêu cầu áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm để dừng hành vi xâm phạm.

(sưu tầm)
III. Phòng ngừa xâm phạm quyền tác giả
– Đăng ký bảo hộ quyền tác giả: Bảo vệ tác phẩm của mình bằng cách đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền.
– Hạn chế chia sẻ tác phẩm: Cân nhắc kỹ trước khi chia sẻ tác phẩm của mình trên mạng xã hội hoặc các hình thức khác.
– Sử dụng các công cụ bảo vệ quyền tác giả như phần mềm, linh kiện, các thiết bị khác để tạo ra “chiếc khóa”, giúp bảo vệ an toàn dữ liệu về tác phẩm, chuỗi khối (blockchain), công nghệ AI/Bigdata hỗ trợ đăng ký, giám sát tập trung quyền tác giả trên môi trường số và báo cáo vi phạm bản quyền,..
Quyền tác giả không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn là quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân/tổ chức sở hữu hoặc sáng tạo ra tác phẩm. Việc bảo vệ quyền này đòi hỏi sự hiểu biết và hành động kịp thời. Hy vọng rằng những thông tin và hướng dẫn trên sẽ giúp quý khách bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình trong thế giới số đầy thách thức này.
Quý khách tham khảo thêm các bài viết khác về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung và lĩnh vực Quyền tác giả nói riêng tại Mục Hỏi đáp trên website của chúng tôi. Trong trường hợp Quý khách có những thắc mắc và yêu cầu khác, vui lòng liên hệ Luật Vũ Lê:
- Địa chỉ: Tầng 2 số 11 Lô 6 Khu đô thị Đền Lừ II, phường Tương Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 034 430 8228
- Zalo: Công ty Luật TNHH Vũ Lê
- Facebook: Luật Vũ Lê